Với tính chất công việc là ngồi lâu một chỗ cùng thói quen ăn uống không khoa học, nhân viên văn phòng là một trong những nghề được đánh giá là dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Vậy lý do nào khiến nhân viên văn phòng dễ mắc căn bệnh này, cùng Bavieco tìm hiểu 9 nguyên nhân dưới đây nhé!

1. Ăn uống không đúng giờ giấc

Vì cuộc sống bận rộn và thói quen thức dậy muộn, nhiều người thường bỏ qua bữa sáng. Bữa trưa thường bị lùi đến 13-14 giờ. Bữa tối thì thường ăn muộn và nhiều. Kết quả là, lượng thức ăn nhập vào cơ thể không tuân theo chu kỳ sinh học tự nhiên (ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, ít vào buổi tối). Việc tiết dịch vị dạ dày quá mức có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

2. Ăn quá nhanh

Bữa trưa muộn và ăn nhanh không nhai kỹ khiến thức ăn vẫn còn ở dạng thô khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa. Điều này tạo áp lực lên dạ dày và dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp tính.

3. Không rửa tay trước khi ăn

Công sở, bàn làm việc, bàn phím, chuột máy tính, tay nắm cửa… đều là những ổ vi khuẩn lớn. Nếu không có thói quen rửa tay trước khi ăn, các vi khuẩn này sẽ dễ dàng tấn công, làm dân văn phòng dễ mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày…

4. Vừa ăn vừa làm việc khác

Một thói quen tai hại nữa của dân văn phòng rất nhiều người mắc phải là vừa ăn vừa làm việc khác. Ở nhiều nơi, bàn làm việc biến thành bàn ăn. Việc vừa ăn vừa nhìn máy tính, lướt facebook, đọc báo… khiến não phải xử lý quá nhiều thứ cùng lúc, quá trình tiêu hóa không thông suốt làm dạ dày phải tiết nhiều acid hơn, co bóp chậm, lâu hơn. Acid tấn công dạ dày trong thời gian dài, lâu dần dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày.

5. Ăn xong nằm nghỉ luôn

Công việc bận rộn, giờ nghỉ thì ít. Dân văn phòng vừa ăn tại bàn làm việc rồi ngủ luôn khiến lưu thông máu tới ruột kém đi. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, gây ra những bệnh dạ dày, bệnh đường ruột.

6. Lạm dụng cà phê, trà đặc

Cà phê, trà đặc là “bạn thân” của nhiều người làm văn phòng vì các thức uống này giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung. Có người có thể uống 3-4 ly cà phê hoặc trà đặc một ngày.

Trà đặc có nhiều tanin, khiến cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó trà đặc còn gây mất ngủ. Điều này sẽ khiến acid dạ dày tăng cao, lâu ngày dẫn đến viêm dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày uống cà phê vào sẽ làm tăng tiết acid và dịch dạ dày khiến các vết viêm loét tại dạ dày ngày càng lan rộng và có thể gây xuất huyết dạ dày.

7. Ngồi lâu một chỗ, ít vận động

Ngồi liên tục nhiều giờ không đứng dậy đi lại khiến cơ thể thiếu vận động, nhu động dạ dày – ruột giảm, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm. Từ đó dẫn tới cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt, tăng áp lực lên dạ dẫn tới đau dạ dày.

8. Hút thuốc, uống nhiều bia rượu

Những người làm văn phòng, đặc biệt là nam giới thường thích tụ tập nhậu sau giờ làm. Những buổi nhậu kéo dài hàng giờ thường dẫn đến việc uống rượu bia và hút thuốc lá.

Sau khi uống rượu, nó tiếp xúc với các enzym trong dạ dày và chuyển hóa thành các chất có hại cho gan và dạ dày. Hơn nữa, rượu cũng là một dung môi, giúp các chất độc hại từ thuốc lá thấm sâu vào cơ thể thông qua các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, gan mật và tiết niệu. 

9. Căng thẳng kéo dài

Trạng thái tâm lý căng thẳng khiến các hormon từ tuyến yên kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid HCl hơn, suy giảm miễn dịch tại chỗ (giảm dịch nhầy bảo vệ niêm mạc). Từ đó, tạo điều kiện để acid HCl có trong dịch vị dễ dàng tiếp xúc và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hình thành các vùng viêm loét.

Bí quyết “thoát” khỏi bệnh đau dạ dày mà dân văn phòng nên biết

1. Quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày

Chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm thiểu tác động của bệnh dạ dày, do đó việc thiết lập một lịch trình dinh dưỡng phù hợp là điều cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý để xây dựng chế độ dinh dưỡng:

– Tránh thức ăn có chứa men, quá chua hoặc cay nồng.

– Giảm lượng đồ chiên rán có chứa nhiều dầu.

– Ăn chậm và nhai thức ăn kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

– Tuân thủ đúng giờ ăn, tránh ăn quá nhiều hoặc để bụng đói quá lâu.

– Tập trung vào việc ăn, tránh làm nhiều việc cùng lúc.

– Tăng cường thức ăn chứa rau xanh và duy trì lượng nước cần thiết hàng ngày.

– Tránh sử dụng các chất kích thích như trà và cà phê.

– Ngừng uống rượu bia và hút thuốc lá để giảm áp lực lên dạ dày.

2. Uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ

Để chữa trị bệnh dạ dày dứt điểm, người bệnh nhất thiết phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám chuẩn xác về mức độ bệnh, sau đó là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Hiện nay việc điều trị bệnh dạ dày bằng y học hiện đại đều dựa trên cơ chế là tiêu diệt vi khuẩn Hp (nếu có), chống tăng tiết acid dịch vị dạ dày và cần có thuốc bao phủ lớp niêm mạc dạ dày. 

Giới thiệu về sản phẩm Viên Khôi Tím – thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Viên Khôi Tím được kết hợp từ các dược liệu tự nhiên, gồm có: Chiết xuất Lá Khôi Tía; Chiết xuất Lá Hoàn Ngọc; Chiết xuất Bồ Công Anh; Nghệ; Cam Thảo Bắc cùng các thảo dược quý hiếm khác có công dụng vượt trội trong việc hỗ trợ giảm acid dịch vị; bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng; hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP; hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu và khôi phục khẩu vị. Với các thành phần hoàn toàn tự nhiên, không gây tác dụng phụ, chất lượng vượt trội, sản phẩm đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Với kim chỉ nam “Sức khỏe của con người là giá trị quan trọng nhất”, sản phẩm Viên Khôi Tím Bavieco được sản xuất với tiêu chí tăng hàm lượng dược chất, do đó mỗi viên có chứa hàm lượng dược liệu rất cao.

Thông tin chi tiết về Viên Khôi Tím Bavieco

– Quy cách đóng gói: 60 viên nang cứng/hộp

– Đối tượng sử dụng: Người lớn bị viêm loét dạ dày với các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua.

– Liều dùng:

+ Người lớn: uống 2-3 viên/lần x 2 lần/ngày.

+ Uống sau bữa ăn sáng và tối.

* Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai, người cơ thể suy nhược, không có ứ trệ, âm hư, tràng nhạc và người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Người đang dùng thuốc, điều trị bệnh tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *