Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý khá phổ biến. Chứng bệnh này đã gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là khi đi ngủ. Nếu nằm ngủ sai cách sẽ khiến cho các dấu hiệu của bệnh trở nên nặng hơn. Dưới đây là những tư thế nằm khi bị trào ngược dạ dày mà bạn có thể áp dụng để giấc ngủ của mình được kéo dài và ngon hơn. 

Những dấu hiệu nhận biết chứng trào ngược dạ dày:

1. Ợ hơi hoặc ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi thường xuyên là một dấu hiệu nhận biết bệnh lý trào ngược dạ dày. Ngoài ợ hơi, người bệnh còn có thể trải qua ợ nóng với cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị) lan lên đến cổ. Thêm vào đó, ợ chua cũng thường đi kèm với hai triệu chứng trên, khiến người bệnh cảm nhận được vị chua và đắng trong miệng. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn, kèm theo cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Đặc biệt, vào ban đêm, các dấu hiệu này thường biểu hiện rõ rệt hơn.

2. Buồn nôn

Khi axit trào ngược lên vùng họng hoặc miệng, nó sẽ kích thích các bộ phận này và gây ra cảm giác buồn nôn. Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng triệu chứng rõ rệt nhất thường xảy ra vào ban đêm do tư thế ngủ không đúng và khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn.

3. Bị đau tức vùng thượng vị

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh có thể cảm thấy vùng ngực bị đè ép, đau thắt lan ra sau lưng và cả cánh tay. Nguyên nhân chính là do axit trào ngược lên và kích thích các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Các cơ quan cảm thụ sẽ cảm nhận cơn đau và phát ra những dấu hiệu nhận biết.

Ngoài những biểu hiện điển hình trên thì bệnh lý này còn đi kèm thêm những triệu chứng khác như:

  • Bị khó nuốt.
  • Bị khàn giọng và ho.
  • Khoang miệng tiết ra nhiều nước bọt.

Những tư thế nằm khi bị trào ngược dạ dày tốt nhất bạn cần lưu ý

Những người bị trào ngược dạ dày cần phải có một tư thế nằm thật hợp lý để hạn chế bệnh tái diễn vào ban đêm. Bạn có thể áp dụng một trong những tư thế ngủ sau đây:

1. Nằm ngửa 

Một trong những tư thế nằm tốt nhất khi bị trào ngược dạ dày mà bạn có thể áp dụng là nằm ngửa. Đây là tư thế ngủ rất có lợi cho những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm cả bệnh trào ngược dạ dày.

Khi nằm ngửa, bạn kết hợp cùng với gối kê cao đầu để giúp dạ dày được hạ thấp hơn so với vùng thực quản. Tư thế nằm này sẽ giúp bạn hạn chế được khả năng acid dạ dày bị đẩy ngược lên trên vùng thực quản. 

Với những tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra nặng hơn khi về đêm thì bạn nên kê hai chân giường phía đầu giường cao hơn bình thường khoảng từ 25cm đến 30cm. Phương pháp này đã được giới y khoa xác nhận là vô cùng hiệu quả đối với việc làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm. 

Bên cạnh đó, khi nằm ngửa, phần cột sống của bạn cũng được duỗi thẳng hơn. Từ đó, những cơn đau từ các vết thương hoặc các chấn thương, những căn bệnh mãn tính hiện có trên cơ thể cũng được giảm đi đáng kể.

2. Nằm nghiêng sang trái

Bên cạnh nằm ngửa thì nằm nghiêng sang bên trái cũng là tư thế nằm khi bị trào ngược dạ dày mà bạn nên áp dụng. Dạ dày và tuyến tụy lúc này sẽ được duy trì ở một vị trí thấp hơn so với vùng thực quản, hạn chế được sự trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả.

Khi nằm nghiêng người về bên trái sẽ giúp cho quá trình chất thải được vận chuyển từ ruột non đi vào ruột già diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó, bạn có thể hạn chế được những rối loạn đối với hệ tiêu hóa. Tư thế này cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được khả năng acid dạ dày bị đẩy ngược lên trên vùng thực quản. Ngoài ra, khi nằm ngủ như vậy cũng sẽ giúp bạn giảm hiện tượng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Nhờ đó, bạn sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên ngủ trong tư thế nào?

1. Nằm úp

Một trong những tư thế nằm khi bị ngào ngược dạ dày mà bệnh nhân cần tránh chính là nằm úp. Đặc biệt, những người bị thừa cân và béo phì thì càng phải lưu ý tránh nằm trong tư thế này. Việc nằm úp sẽ khiến cho dạ dày bị chèn ép khiến acid và các loại thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên trên vùng thực quản.

2. Nằm nghiêng sang phải

Người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế tư thế nằm nghiêng quay về phía bên phải. Khi nằm theo tư thế này vô tình sẽ khiến cho nguy cơ dịch vị dạ dày tăng cao hơn. Từ đó, những cơn ợ nóng hoặc ợ chua sẽ xuất hiện khi đang ngủ.

Trên đây là những lưu ý dành cho người bị trào ngược dạ dày. Vậy bạn còn biết những thông tin hữu ích nào nữa, hãy chia sẻ với chúng mình nhé!

Bên cạnh việc duy trì thói quen khi ngủ để tránh tình trạng đau dạ dày nặng thêm, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Viên Khôi Tím Bavieco.

Thông tin về Viên Khôi Tím – thực phẩm chăm sóc sức khỏe dạ dày

1. Viên Khôi Tím Bavieco đạt tiêu chuẩn GMP và được chứng nhận đăng ký số 6493/2022/ĐKSP do Bộ Y tế cấp ngày 16 tháng 11 năm 2022. Sản phẩm dùng cho người bị đau dạ dày:

– Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày.

2. Thành phần 100% là dược liệu được trồng tự nhiên tại trang trại và nhà máy Bavieco tại chân núi Ba Vì, Hà Nội.

+ Lá Khôi Tía giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày, giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP, hạn chế nguy cơ hình thành khối u và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương

+ Lá Hoàn Ngọc chữa các bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy

+ Lá Bồ Công Anh lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng, chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi

+ Nghệ cải thiện tiêu hoá, giảm đau, cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

+ Cam Thảo Bắc chữa tình trạng trào ngược acid dạ dày, làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, ợ chua, hỗ trợ điều trị loét dạ dày tá tràng và còn dùng làm chất điều vị, tạo ngọt

3. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu trồng nguyên liệu đến thu hoạch, chế biến và sản xuất ra thành phẩm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến số hotline 0868.606.338 để được Bavieco tư vấn và hỗ trợ nhé!

* Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai, người cơ thể suy nhược, không có ứ trệ, âm hư, tràng nhạc và người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Người đang dùng thuốc, điều trị bệnh tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *