Những cơn đau dạ dày âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt từng cơn vùng thượng vị khiến giấc ngủ bị gián đoạn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy để cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như giảm các triệu chứng đau dạ dày về đêm, Bavieco sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện của các cơn đau dạ dày ban đêm
Cơn đau dạ dày ban đêm thường diễn ra âm ỉ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Đôi khi, đột ngột một cơn đau quặn xuất hiện vào thời điểm giấc ngủ sâu khiến họ cảm thấy vô cùng khó chịu và bị đánh thức giữa đêm. Thông thường, những cơn đau này thường xảy ra vào khoảng 1 – 2 giờ sáng khi người bệnh đang trong giấc ngủ say. Nếu tình trạng đau dạ dày ban đêm tái phát một cách liên tục, việc đi kiểm tra sức khỏe sẽ là quyết định quan trọng để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng này và lên kế hoạch điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đau dạ dày vào ban đêm
Để tìm ra cách giảm đau dạ dày ban đêm, trước tiên chúng ta cần xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Thực tế, hiện tượng đau dạ dày vào ban đêm xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có thể kể đến như: thói quen ăn uống thiếu khoa học, do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi do chế độ học tập, làm việc không khoa học, hoặc do các bệnh lý về dạ dày (viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày), bệnh lý hệ tiêu hóa,… Dưới đây là 3 lý do khiến các cơn đau dạ dày diễn ra vào ban đêm mà bạn nên biết
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Nhiều trường hợp đau dạ dày ban đêm phát sinh do thói quen ăn uống không lành mạnh và thiếu sự chú ý đến dinh dưỡng. Cụ thể, tình trạng đau dạ dày vào ban đêm thường thấy ở những người có thói quen bỏ bữa, ăn không đúng giờ và tùy tiện. Đây là hiện tượng phổ biến đặc biệt trong giới trẻ hiện nay, và chính thói quen này là nguyên nhân khiến nhiều người phải đối mặt với cơn đau dạ dày vào ban đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
Bác sĩ cũng cho biết thói quen ăn tối sau 8 giờ tối cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày vào ban đêm. Sau khoảng thời gian này, thức ăn chưa được tiêu thụ hết có thể khiến bạn cảm thấy đau thắt bụng, đầy hơi và vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, thói quen ăn nhiều món ăn cay, đồ ăn chua hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa có thể gây hiện tượng đau bụng hoặc khó tiêu.
2. Tâm lý căng thẳng kéo dài
Hiện tượng đau dạ dày ban đêm có thể xuất hiện khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Trong tình trạng này, dạ dày hoạt động nhiều hơn bình thường, tiết ra lượng axit dạ dày tăng cao, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì lý do này, những người đang trải qua tâm trạng căng thẳng, stress thường gặp phải cơn đau dạ dày ẩn vào ban đêm.
3. Các vấn đề sức khỏe liên quan tới dạ dày
Đau dạ dày vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ quan tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương và chúng ta cần tìm cách giảm đau dạ dày ban đêm càng sớm càng tốt. Một số bệnh lý bạn có thể gặp phải như: viêm loét dạ dày, bệnh trào ngược thực quản dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày…
Để được chẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe, bệnh nhân hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa nhé.
Các phương pháp giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả
Để giải quyết tạm thời cơn đau bụng, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
1. Ăn tối sớm với lượng vừa đủ
Ăn tối muộn và quá nhiều có thể làm cho dạ dày hoạt động quá tải, gây tổn thương niêm mạc và tình trạng đau dạ dày diễn ra. Ăn tối trước khi ngủ 2-3 giờ, tốt nhất là trước 20h để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa. Hạn chế thịt cá, các chất gây kích ứng và thực phẩm sinh khí, tăng cường rau xanh trong bữa ăn để đảm bảo hoạt động hiệu quả của dạ dày.
2. Sử dụng các loại trà thảo mộc
Gừng, trà hoa cúc, cam thảo, bạc hà có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị, làm dịu các cơn co thắt dạ dày, chống viêm, ngừa chứng đầy hơi, giảm cảm giác buồn nôn. Uống các loại trà thảo mộc sau bữa ăn có thể thư giãn, hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng đau dạ dày.
3. Uống nước mật ong ấm hoặc soda chanh
Mật ong có khả năng chống viêm, trung hòa axit và giảm các cơn đau dạ dày. Với nhiều thành phần dinh dưỡng, uống nước mật ong ấm còn giảm cảm giác đói vào ban đêm. Uống nước chanh có pha một chút baking soda có thể giảm chứng ợ nóng và nồng độ axit trong dạ dày. Đôi khi, tình trạng đau có thể do khó tiêu hoặc tích tụ khí trong dạ dày. Uống nước soda chanh giải phóng lượng khí bị mắc kẹt trong hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đau dạ dày.
4. Chườm ấm
Nếu bị đau dạ dày vào ban đêm, bạn có thể khắc phục nhanh bằng cách chườm ấm lên vùng bụng. Hơi nóng giúp thư giãn các cơ bên ngoài dạ dày, kích thích nhu động ruột. Tốt nhất bạn nên nằm xuống giường và chườm ấm trong khoảng 15 phút để làm dịu cơn đau dạ dày. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm nước nóng trong khoảng 15-20 phút cho vùng dạ dày thư giãn. Bạn lưu ý để nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh.
5. Sử dụng thuốc
Bavieco giới thiệu đến các khách hàng sản phẩm Viên Khôi Tím – thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Viên Khôi Tím Bavieco giúp giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời cũng giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây nên.
Sản phẩm đã được lâm sàng nội bộ trong vòng 10 năm và được nghiên cứu đổi mới phát triển sáng tạo trên nền tảng các bài thuốc nam cổ phương có sẵn đặc biệt là các bài thuốc của người Dao, người Mường. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu trồng nguyên liệu đến thu hoạch, chế biến và sản xuất ra thành phẩm. 100% nguyên liệu sản xuất là dược liệu được trồng tự nhiên được trồng tại trang trại Bavieco tại Ba Vì. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP và được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đăng ký số 6493/2022/ĐKSP ngày 16 tháng 11 năm 2022.
Với sự kết hợp tinh tế giữa những thảo dược của thiên nhiên và công nghệ hiện đại ngày nay, sản phẩm được đánh giá cao trong việc bảo vệ sức khỏe dạ dày và giảm triệu chứng không mong muốn. Nếu gặp tình trạng đau dạ dày ban đêm, hãy uống 2-3 viên/lần và duy trì việc sử dụng thuốc 2 lần/ngày, sau bữa sáng và bữa tối.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!
* Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai, người cơ thể suy nhược, không có ứ trệ, âm hư, tràng nhạc và người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Người đang dùng thuốc, điều trị bệnh tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng.