Trẻ bị ho khi nằm điều hòa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm cách điều trị dứt điểm các cơn ho do sử dụng máy lạnh gây ra.

Tại sao trẻ nằm điều hòa bị ho?

Điều hòa là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là vào mùa hè oi bức và nóng nực. Việc sử dụng điều hòa sẽ giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, tình trạng trẻ nằm điều hòa bị ho có thể xảy ra và khiến cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các bậc phụ huynh sử dụng thiết bị này không đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ gặp phải hiện tượng này. Cùng Bavieco điểm lại một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ bị ho khi nằm điều hòa và tìm ra một số phương pháp ngăn ngừa tình trạng này trong bài viết dưới đây.

4 nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ho khi nằm điều hòa

1. Không khí quá khô

Khi bật máy điều hòa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong phòng và ngoài trời sẽ làm ảnh hưởng đến độ ẩm trong phòng. Nhiệt độ trong phòng thấp hơn khiến độ ẩm trong không khí chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, sau đó thoát ra ngoài qua hệ thống dẫn nước của máy điều hòa. Hậu quả của việc thiếu độ ẩm là đường hô hấp trở nên khô và bị kích thích. Màng niêm mạc trong họng của trẻ không được duy trì đủ độ ẩm, dễ dẫn đến tổn thương. Điều này khiến trẻ cảm thấy khô họng và thường xuyên bị ho.

2. Không khí bẩn

Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho khi nằm điều hòa là sự tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn trong hệ thống máy lạnh nếu không thay lọc không khí định kỳ. Nếu máy điều hòa không được bảo dưỡng đúng cách, nó có thể trở thành nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà. Bụi bẩn và vi khuẩn từ máy điều hòa có thể lưu thông vào không khí, gây kích ứng niêm mạc họng và đường hô hấp của trẻ. Kết quả là trẻ cảm thấy khó chịu và thường xuyên ho khi hít thở không khí ô nhiễm này.

3. Nhiệt độ quá lạnh 

Việc điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa quá thấp cũng có thể gây kích thích đường hô hấp và làm trẻ bị ho. Đặc biệt, khi trẻ ngủ say, có thể quên đắp chăn hoặc thở bằng miệng. Điều này khiến không khí lạnh tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc nhạy cảm của hệ hô hấp, gây co mạch máu và giảm tuần hoàn máu đến các niêm mạc và mô trong cơ quan này. Hậu quả là đường hô hấp của trẻ bị kích thích, dẫn đến tình trạng ho và khó thở.

4. Sốc nhiệt

Một tình huống khác có thể xảy ra khiến trẻ nằm điều hòa bị ho là khi trẻ di chuyển từ một môi trường nóng bức vào phòng mát mẻ với có máy lạnh hoạt động. Khi cơ thể trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột trong phòng, điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu và khiến các cơn ho xuất hiện, nghiêm trọng hơn có thể gây sốt.

Một số lưu ý giúp trẻ nằm điều hòa không bị ho

Trong những ngày hè oi bức, việc sử dụng máy điều hòa là một giải pháp hiệu quả để giữ cho không gian sống mát mẻ và thoải mái. Tuy nhiên, để có thể yên tâm sử dụng điều hòa mà không lo trẻ bị ho hay gặp các vấn đề sức khỏe khác,  bạn cần nắm rõ một số lưu ý như sau:

1. Sử dụng điều hòa đúng cách

Để sử dụng điều hòa đúng cách và tận dụng tối đa lợi ích của sản phẩm này, bạn hãy áp dụng những cách điều chỉnh máy lạnh hợp lý sau đây:

  • Giữ mức nhiệt độ lý tưởng: Đảm bảo chênh lệch nhiệt độ giữa không gian máy lạnh và môi trường bên ngoài là khoảng 8 – 10°C. Điều này giúp duy trì một mức độ mát mẻ dễ chịu mà không gây kích thích đáng kể cho hệ hô hấp của trẻ.
  • Sử dụng chế độ ngủ đêm: Nếu máy điều hòa của bạn có tính năng ngủ đêm hãy bật chế độ ngủ đêm. Chức năng này sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trong khoảng thời gian nhất định để phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ trong giấc ngủ.
  • Sử dụng chế độ làm mát (cool): Hãy bật chế độ làm mát trên điều khiển điều hòa để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong không gian. Chế độ này giúp máy điều hòa hoạt động hiệu quả và tạo ra một môi trường thoáng đãng và dễ chịu cho trẻ em.

2. Tăng độ ẩm trong phòng điều hòa

Một cách hiệu quả để tăng độ ẩm trong phòng, giúp hạn chế tình trạng trẻ nằm điều hòa bị ho đó là sử dụng máy tạo độ ẩm. Thiết bị này sẽ phun hơi nước vào không khí, làm tăng độ ẩm và giảm khô không khí. Điều này đặc biệt hữu ích khi sử dụng điều hòa trong mùa đông hoặc trong những khu vực có khí hậu khô.

Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể đặt một chậu nước gần vị trí trẻ ngủ. Khi nước trong chậu bay hơi sẽ làm tăng độ ẩm trong không gian xung quanh. Điều này giúp giữ cho không khí trong phòng không bị khô và hạn chế tình trạng trẻ ho do viêm mũi và cổ họng.

3. Vệ sinh phòng và máy điều hòa thường xuyên

Vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ phòng ngủ, máy điều hòa là rất quan trọng để đảm bảo không khí trong lành và bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và thay đổi bộ lọc của máy điều hòa để giúp ngăn chặn các chất gây ô nhiễm như bụi, phấn hoa và vi khuẩn xâm nhập vào nhà và phổi của trẻ. Khi bộ lọc bẩn, hiệu suất làm sạch của máy điều hòa sẽ giảm, do đó, hãy tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để biết thời điểm thay đổi bộ lọc.

Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh và hút bụi nhà cửa thường xuyên để giữ cho không gian sống sạch sẽ và không có chất gây dị ứng. Bụi và chất bẩn có thể gây ra ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, hãy làm sạch sàn nhà, các bề mặt và vệ sinh đồ đạc thường xuyên.

4. Bổ sung đủ nước

Để hạn chế tình trạng khô họng và nghẹt mũi cho trẻ do nằm máy lạnh, ngoài tăng độ ẩm trong không khí môi trường, bạn cũng nên bổ sung đủ lượng nước từ bên trong. Trẻ em cần lượng nước khoảng 1 – 1,5 lít hàng ngày để duy trì sức khỏe và các chức năng cơ thể. Bạn cần đảm bảo rằng trẻ uống đủ nước trong suốt một ngày bằng cách cung cấp nước trong các bình đựng dễ sử dụng và có hình thù đẹp mắt để khuyến khích trẻ uống nước nhiều hơn.

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo trên để ngăn ngừa việc đau họng của trẻ nhỏ, bạn cũng có thể sử dụng các loại viên ngậm từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng họng khô, rát hay ngứa của các bé nhanh chóng. Bavieco giới thiệu đến các bậc phụ huynh Viên Ngậm Bổ Phế hỗ trợ bổ phế, giúp giảm ho, giảm đờm, giảm đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản. 

Với cách sử dụng đơn giản, đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, ngậm 1 viên/lần, mỗi ngày 2-3 viên. Còn đối với trẻ nhỏ, cha mẹ hãy bẻ nhỏ viên trước khi dùng, đặc biệt là để các bé dùng dưới sự giám sát của người lớn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP được chứng nhận đăng ký số 2224/2024/ĐKSP do Bộ Y Tế cấp ngày 07 tháng 03 năm 2024 vì thế các bậc phụ huynh có thể yên tâm để con sử dụng.

Để biết thêm thông tin của Viên Ngậm Bổ Phế Bavieco, liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc inbox tới Fanpage Bavieco để được tư vấn bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *